Chi tiết tin - Thị xã Quảng Trị
Thị xã Quảng Trị - Hành trình phát triển đi lên sau 34 năm tái lập ( 16/9/1989 – 16/9/2023)
Thị xã Quảng Trị, một mảnh đất trầm tĩnh, hiền hòa soi mình bên dòng Thạch Hãn huyền thoại. Trong lịch sử hình thành, thị xã Quảng Trị từng giữ vị trí trọng yếu trong thế địa chính trị của đất nước, chứng kiến những cuộc thử lửa đối đầu và đổi thay của lịch sử. Từ dinh lỵ Quảng Trị được thành lập vào năm 1809, đến tỉnh lỵ sầm uất của tỉnh Quảng Trị, thành nơi đụng đầu lịch sử trong cuộc chiến tranh ác liệt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972. Những mạch nguồn quan trọng ấy đã bồi đắp thêm cho mảnh đất và con người thị xã Quảng Trị ý chí kiên cường, nỗ lực cống hiến, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn để từng bước xây dựng thị xã Quảng Trị ngày càng vững bước đi lên với khát vọng hòa bình và phát triển.
Thị xã Quảng Trị - Hành trình phát triển đi lên sau 34 năm tái lập ( 16/9/1989 – 16/9/2023)
Cuộc tấn công và nổi dậy Xuân - Hè năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị được phát lệnh từ ngày 30/3/1972. Sau đúng 1 tháng, 1 ngày, ngày 1/5/1972, Trung đoàn 9 (sư đoàn 304) tiến vào thị xã Quảng Trị, cắm lá cờ vinh quang của Tổ quốc lên toà hành chính Quảng Trị, đánh dấu sự kiện giải phóng thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Hoà bình lập lại, dưới mái nhà chung huyện Triệu Hải, nhân dân thị xã đã cùng nhân dân 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng phát huy truyền thống cách mạng, chung sức kiến thiết quê hương giữa chồng chất khó khăn bởi di chứng nặng nề của chiến tranh sau chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ, thị xã Quảng Trị.
Ngày 16/9/1989, thị xã Quảng Trị được tái lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ. Sự kiện này đã mở ra thời cơ vận hội mới, trở thành dấu mốc quan trọng, đặt nền móng cho thị xã tiếp tục vững bước đi lên.
Trở về với địa giới hành chính và danh xưng rất đỗi thiêng liêng vốn có trong lịch sử hơn 210 năm lỵ sở, nhờ đoàn kết nội bộ và đồng thuận xã hội, kế thừa thành quả của các thời kỳ trước, được sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và bè bạn, 51 năm sau ngày giải phóng và 34 năm lập lại, thị xã Quảng Trị đã khắc phục khó khăn, nỗ lực không ngừng, từng bước “ lấp đầy” những hố bom, lỗ đạn bằng sự phát triển của đô thị; “ lấp đầy” những mất mát đau thương bằng những hoạt động về nguồn.
Đáp ứng yêu cầu đô thị hóa của đơn vị hành chính đang phát triển và nhu cầu của chính đáng của Nhân dân, ngày 19/3/2008, Chính phủ đã có quyết định mở rộng địa giới hành chính của thị xã Quảng Trị với việc sát nhập một phần diện tích của một số xã của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Đến nay, thị xã Quảng Trị có 5 đơn vị hành chính gồm 4 phường và 1 xã.
Trãi qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhất là sau 51 năm ngày giải phóng và 34 năm ngày lập lại, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Quảng Trị đã biết tận dụng thời cơ, khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương để chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, ANQP của địa phương.
Nền kinh tế có bước phát triển mới quan trọng. Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm đều tăng. Nhiều công trình kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thị xã.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện trên địa bàn thị xã có 413 cơ sở với hơn 1.170 lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các ngành nghề có quy mô đầu tư lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấy kinh tế công nghiệp thị xã như: xay xát gạo, may mặc, sản xuất đồ gỗ… Các ngành cơ khí, gia công kim loại duy trì ổn định; sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác vật liệu xây dựng phát triển. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ trang thiết bị, kỹ thuật, thu hút thêm lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương.
Từ chổ giá trị sản xuất CN-TTCN năm 1990 chỉ đạt 3,4 tỷ đồng. Đến năm 2010 tăng lên 207 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 465 tỷ đồng, năm 2023 tăng lên 635 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất Công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2021 – 2023 tăng 6,12%/năm.
Thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể kinh tế - xã hội của thị xã. Số cơ sở hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ hiện có 2.756 cơ sở và 3.970 lao động hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ.
Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ tăng từ 6 tỷ đồng năm 1990 lên 296,7 tỷ đồng năm 2008, năm 2018 tăng lên 1.980 tỷ đồng, năm 2023 tăng lên 4.400 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng tăng khá, năm 1995 đạt 15 tấn đến năm 2008 đạt 174 tấn, năm 2018 tăng lên 317 tấn, năm 2022 đạt 313 tấn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, xã Hải Lệ đang tiếp tục thực hiện một số tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được kết quả đáng kể. Nhiều công trình quan trọng được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, làm thay đổi bộ mặt đô thị như: Cao tầng hóa trường học; cơ sở y tế, kè bờ sông Thạch Hãn, giao thông đô thị, dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải....
Công tác quản lý đô thị được chấn chỉnh, từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch tổng thể, chi tiết của một số khu vực đã được triển khai. Hệ thống giao thông được nâng cấp và mở rộng đảm bảo cho Nhân dân đi lại thuận tiện.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được những tiến bộ quan trọng, giáo dục - đào tạo ngày được quan tâm.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo được quan tâm chăm lo, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Quy mô học sinh tăng ở tất cả các ngành học, bậc học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng. Chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực ở diện đại trà và mũi nhọn. Số lượng học sinh xếp loại khá, giỏi tăng lên hàng năm và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia.
Thị xã Quảng Trị là địa phương được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS năm 1998 và đến nay, 5/5 phường xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, 11/12 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả, các loại hình đào tạo được mở rộng, trường học được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng cho việc dạy và học, đến nay có 100% trường học trên địa bàn được kiên cố hóa, cao tầng hóa. Mặt bằng dân trí được nâng lên, nếp sống văn minh đô thị được hình thành.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có những tiến bộ đáng kể. Công tác quản lý nhà nước về y tế ngày càng chặt chẽ; đội ngũ y, bác sỹ cơ bản đáp ứng yêu cầu của việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mạng lưới y tế phủ khắp từ thị xã đến các phường, xã, công tác tiêm chủng mở rộng đạt 100% năm, 5/5 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa đạt được những kết quả quan trọng.
Đến nay đã toàn thị xã có 6436/6561 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 98,09% (tăng 5,39% so với năm 2013), 59/60 cơ quan đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa, có 100% khu phố, thôn được công nhận khu phố, làng văn hóa.
Công tác chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng được thực hiện tốt, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được Nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ, tỷ lệ hộ giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 0,15%.
Quốc phòng - an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố, chính trị được ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 210 năm lỵ sở, đặc biệt hành trình 51 năm sau ngày giải phóng và 34 năm lập lại thị xã Quảng Trị, những kết tinh của giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng đã được Đảng bộ, Chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân thị xã Quảng Trị gìn giữ, phát huy và bồi đắp thêm bằng những thành tựu đáng tự hào. Khát vọng phát triển mà thị xã Quảng Trị hướng tới là xây dựng thị xã Quảng Trị trở thành đô thị hòa bình mang các nét đặc trưng: Đô thị đi lên từ sự hủy diệt của chiến tranh, đang hồi sinh và phát triển; là đô thị giàu đẹp, văn minh, thân thiện, nghĩa tình, sáng – xanh – sạch – đẹp; điểm đến tri ân và tâm linh, điểm hẹn của nhân loại yêu chuộng Hòa bình.
Bài, ảnh: Ngọc Lan
- Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2022-2023 (15/09/2023)
- Thị xã Quảng Trị tổ chức hội nghị đánh giá chương trình lễ hội Đêm hoa đăng và Tuyến phố đi bộ (08/09/2023)
- Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quy chế quản lý kiến trúc thị xã Quảng Trị (08/09/2023)
- Hội nghị công bố quyết định thành lập Chi bộ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Quảng Trị (08/09/2023)
- Ngành giáo dục thị xã Quảng Trị phấn khởi chào đón năm học mới 2023 - 2024 (06/09/2023)
- Thị xã Quảng Trị bế mạc diễn tập chiến đấu phường 3 trong Khu vực phòng thủ (25/08/2023)
- Nguy cơ mất an toàn giao thông tại công trình sửa chữa cầu Trắng, thị xã Quảng Trị (25/08/2023)
- Thị xã Quảng Trị tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch năm 2023 (25/08/2023)
- UBND Phường An Đôn tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 (25/08/2023)
- Phường 3, thị xã Quảng Trị tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2023” (16/08/2023)
- Đang truy cập36
- Hôm nay1020
- Tổng lượt truy cập1.804.967
- pageHolder.getStart() - 0
- pageHolder.getNumberObjects() - 3
- numberArticle - 3
- numberRelation - 0