Chi tiết tin - Thị xã Quảng Trị
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 11 KỲ 1 NĂM 2022
Một số nội dung hỏi - đáp liên quan đến Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Hiện nay, tiêu chí 18.4 đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới, có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân, thúc đẩy thực hiện toàn diện mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân mà Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra. Đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, khẳng định vai trò của pháp luật và ngành Tư pháp trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Dưới đây là một số nội dung hỏi - đáp về Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg):
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 1 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, như sau:
1. Quyết định này quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Quyết định này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Thực hiện việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo nguyên tắc nào?
Trả lời: Điều 2 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định thực hiện việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo nguyên tắc sau:
1. Lấy người dân làm trung tâm trong việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật.
3. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động Nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm các tiêu chí nào?
Trả lời: Điều 3 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn, gồm 02 chỉ tiêu:
a) Chỉ tiêu 1: Ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao.
b) Chỉ tiêu 2: Ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
2. Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm 06 chỉ tiêu:
a) Chỉ tiêu 1: Công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
b) Chỉ tiêu 2: Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin;
c) Chỉ tiêu 3: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Chỉ tiêu 4: Triển khai các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở;
đ) Chỉ tiêu 5: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Chỉ tiêu 6: Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, gồm 03 chỉ tiêu:
a) Chỉ tiêu 1: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
b) Chỉ tiêu 2: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
c) Chỉ tiêu 3: Thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.
4. Tiêu chí 4: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, gồm 05 chỉ tiêu:
a) Chỉ tiêu 1: Tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo đúng quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương;
b) Chỉ tiêu 2: Tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
c) Chỉ tiêu 3: Tổ chức để Nhân dân bàn, biểu quyết các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
d) Chỉ tiêu 4: Tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
đ) Chỉ tiêu 5: Tổ chức để Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
5. Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gồm 04 chỉ tiêu:
a) Chỉ tiêu 1: Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo;
b) Chỉ tiêu 2: Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính;
c) Chỉ tiêu 3: Không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Chỉ tiêu 4: Đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo đúng quy định pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
6. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm. Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu này.
4. Điều kiện để được công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?
Trả lời: Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định, xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên;
2. Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên;
3. Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 5 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định, trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, như sau:
1. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện hàng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; niêm yết công khai kết quả tự chấm điểm, đánh giá; gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tư vấn, thẩm định giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định công nhận và công bố xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng (hoặc Trang) thông tin điện tử của cấp huyện trước ngày 10 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm:
a) Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
c) Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của tổ chức, cá nhân về kết quả tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu (nếu có);
d) Văn bản đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
5. Bộ Tư pháp hướng dẫn quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
6. Kinh phí thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 7 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định, kinh phí thực hiện, như sau:
1. Kinh phí thực hiện Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tập trung bố trí kinh phí hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo trong triển khai thực hiện Quyết định này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
7. Quy định tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
Xã đạt các yêu cầu theo nội dung của tiêu chí 16 “Tiếp cận pháp luật” tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND, trước hết phải là xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đồng thời đạt 3 nội dung quy định tại mục 16.1; 16.2; 16.3.
- Đối với nội dung tại mục 16.1 “Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận”: Xã đạt các yêu cầu theo nội dung 16.1 khi có đồng thời mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả đáp ứng các yêu cầu tại Mục I, Phần II Quyết định số 1723/QĐ-BTP.
- Đối với nội dung tại mục 16.2 “Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành”: Cách tính tỷ lệ % mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành theo quy định tại Mục II, Phần II Quyết định số 1723/QĐ-BTP.
- Đối với nội dung tại mục 16.3 “Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu”: Cách tính tỷ lệ % người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu theo quy định tại Mục III, Phần II Quyết định số 1723/QĐ-BTP.
UBND xã có trách nhiệm căn cứ các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao; rà soát vụ việc hòa giải thành; phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để xác định tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý, tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý là công dân cư trú trên địa bàn xã để tính tỷ lệ % phục vụ việc đánh giá, công nhận xã nông thôn mới nâng cao.
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 10 KỲ 1 NĂM 2022 (22/12/2022)
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 9 NĂM 2022 (22/12/2022)
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 8 NĂM 2022 (22/12/2022)
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 7 KỲ II NĂM 2022 (22/12/2022)
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 7 NĂM 2022 (22/12/2022)
- Những thông tin quan trọng cần biết về Nghĩa vụ công an năm 2022 (30/08/2022)
- Tìm hiểu một số quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và mức xử phạt khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (30/08/2022)
- Tìm hiểu một số quy định pháp luật về lực lượng dự bị động viên (30/08/2022)
- Tìm hiểu pháp luật Tín ngưỡng, tôn giáo (30/08/2022)
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước (30/08/2022)
- Đang truy cập5
- Hôm nay503
- Tổng lượt truy cập2.115.491
- pageHolder.getStart() - 0
- pageHolder.getNumberObjects() - 3
- numberArticle - 3
- numberRelation - 0