Chi tiết tin - Thị xã Quảng Trị

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 12 KỲ 1 NĂM 2022

15:7, Thứ Tư, 21-12-2022

 

 
   

Một số quy định của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017

của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của

lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ

Điều 4 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ như sau:

1. Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

2. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

3. Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 5 của Nghị định, gồm những nội dung sau:

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:

- Sự cố, tai nạn cháy;

- Sự cố, tai nạn nổ;

- Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

- Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong công tác cứu nạn, cứu hộ

Điều 6 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:

1. Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.

2. Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.

3. Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.

4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.

5. Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.

4. Phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị

Điều 6 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị như sau:

1. Các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn bao gồm:

a) Đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị, phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn khi xây dựng, sử dụng, sửa chữa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, giao thông, phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có các giải pháp để bảo đảm an toàn.

c) Ở khu vực phát sinh, tồn dư khói, khí độc phải có biển cảnh báo, biển cấm.

d) Khi hoạt động ở khu vực, địa điểm dễ sạt lở thì phải có biển cảnh báo, biển cấm hoặc các giải pháp để bảo đảm an toàn.

đ) Nơi chứa hóa chất độc hại phải bố trí, sắp xếp và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, n, rò rỉ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

e) Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải có các thiết bị, dụng cụ bảo hộ, cứu nạn, cứu hộ ban đầu, khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

g) Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy phải trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.

h) Đối với các công trình, phương tiện, thiết bị khác, cần tự trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, các biện pháp an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động của các công trình, phương tiện, thiết bị đó.

2. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ

Điều 15 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ như sau:

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân tham gia cứu nạn, cứu hộ, trừ người, phương tiện, tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự:

a) Chủ tịch UBND các cấp được huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết;

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết.

2. Khi được huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ thì cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân phải chấp hành ngay.

3. Yêu cầu huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Trường hợp huy động bằng lời nói thì ngay sau khi tình huống cấp bách chấm dứt, cơ quan của người đã huy động người, phương tiện, tài sản đó phải có văn bản về việc huy động gửi đến cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân được huy động.

4. Phương tiện, tài sản được huy động để cứu nạn, cứu hộ phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc cứu nạn, cứu hộ; trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.

Các tin khác

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay4742
  • Tổng lượt truy cập1.880.748