Chi tiết tin - Thị xã Quảng Trị

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC

14:2, Thứ Năm, 24-3-2022

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ THÁNG 6/2020

Ngày 01/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức (Nghị định 62). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2020 và thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày 29/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức
Nghị định quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức; áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị định 62, có một số điểm quan trọng như sau:

  1. Xác định vị trí việc làm

Nghị định quy định các cơ quan, tổ chức xác định vị trí việc làm cho công chức phải căn cứ vào:
1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
2- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Vị trí việc làm được phân loại theo các tiêu chí như sau:
- Theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm, nhiều người đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm;
- Theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung như tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng…
3. Việc điều chỉnh vị trí làm việc chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Có sự thay đổi một trong các căn cứ: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ…
- Được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Biên chế công chức được xác định căn cứ vào:
1- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
2- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
3- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
4- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài căn cứ quy định tại điểm 1, 2, 3 trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
5. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong 2 trường hợp:
1- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định ở trên;
2- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
6. Căn cứ xác định ngạch công chức gồm:
1- Vị trí việc làm;
2- Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
3- Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.

Các tin khác

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay897
  • Tổng lượt truy cập1.824.880