Chi tiết tin - Thị xã Quảng Trị
Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước
TÀI LIỆU PHÁT THANH THÁNG 6/2022
TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
(Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 và Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017))
Câu 1. Thế nào là bí mật nhà nước?
Trả lời :
Tại khoản1 Điều 2Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định:
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng dongười đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Câu 2. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nướcquy định: Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Câu 3. Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, lộ bí mật nhà nước, mất bí mật nhà nước được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì:
- Lộ bí mật nhà nước là trường hợpngười không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
- Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.
Câu 4. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì bảo vệ bí mật nhà nước dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Trả lời:
Tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước gồm:
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Câu 7. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về chính trị được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về chính trị chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;
- Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
- Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội;
Câu 8. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;
- Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;
- Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;
Câu 9. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước;
- Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự;
Câu 10. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về đối ngoại được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về đối ngoại chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộcbao gồm:
- Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại của cơ quan Đảng, Nhà nước;
- Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế;
- Thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;
Câu 11. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về tài nguyên và môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về tài nguyên và môi trường chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm: Tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ.
Câu 12. Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về giáo dục và đào tạo được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về giáo dục và đào tạo chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;
- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước.
Câu 13.Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về lao động, xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về y tế, dân số chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng;
- Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
Câu 14.Phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về tổ chức, cán bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 13 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì phạm vi bí mật nhà nước đối với thông tin về tổ chức, cán bộ chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm:
- Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;
- Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức.
Câu 15.Bí mật nhà nước được phân thành mấy loại? Pháp luật quy định như thế nào về nội dung từng loại?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: Tuyệt mật; Tối mật; Mật. Cụ thể:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Câu 16.Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Điều 2 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được pháp luật quy định cụ thể như sau:
1. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.
3. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
5. Bộ Công an quy định mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước.
Câu 17.Pháp luật quy định người nào có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
- Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
- Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm 1,2,3,8 và 9 khoản này;
- Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
- Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm 1,2,3,4,5,7 và 8 khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Câu 18. Pháp luật quy định người nào có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 11Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
- Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
- Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
- Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
Câu 19. Pháp luật quy định người nào có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều11Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan cơ quan của Trung ương Đảng; tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Tỉnh ủy, thành ủy và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
Câu 20. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 3 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
3. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
5. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
Câu 21. Việc thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 12 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì việc thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nướcquy định như sau:
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
- Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
Câu 22: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định như thế nào về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?
Trả lời:
Tại Điều 13 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
- Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.
- Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước giữa cơ quan, tổ chức ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài hoặc giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài với nhau do giao liên ngoại giao hoặc người được giao nhiệm vụ thực hiện.
- Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.
- Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
- Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
- Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
* Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
- Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
*Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.
* Tại khoản 3,4, 5, 6, 7 Điều 4, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định:
-Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.
- Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
- Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Câu 23.Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4, Điều 7 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
2. Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.
Câu 24.Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau:
- 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
- 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
- 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật, 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Câu 25. Việc điều chỉnh độ mật được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 21 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì việc điều chỉnh độ mật được quy định như sau:
- Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.
- Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Câu 26.Trong những trường hợp nào thì được tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước? Khi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Trả lời:
* Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được tiêu hủy trong trường hợp sau:
- Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
* Tại khoản 2, Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
- Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
Câu 27.Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Câu 28.Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có các trách nhiệm sau:
- Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
Câu 29.Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy địnhvề trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước như thế nào?
Trả lời:
1. Tại khoản 1 Điều 26, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
- Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
2. Tại khoản 2 Điều 26, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau:
-Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích; Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
- Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
- Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
- Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Câu 30: Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 19Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước bị xử phạt hành chính như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
c) Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
d) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
đ) Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
e) Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
g) Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
h) Xác định sai độ mật theo quy định của pháp luật;
i) Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thu thập bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
b) Không thực hiện biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả khi để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
c) Không thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
d) Không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước;
đ) Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước.
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
Hình thức phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Câu 31: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội cố cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội cố cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như sau:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Câu 32.Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 338 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau:
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
b) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (29/06/2022)
- Một số điểm mới của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 32/12/2021 của Chính phủ quy quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (29/06/2022)
- Tìm hiểu pháp luật Tín ngưỡng, tôn giáo (24/03/2022)
- Tìm hiểu một số quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và mức xử phạt khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (24/03/2022)
- Tìm hiểu một số quy định pháp luật về lực lượng dự bị động viên (24/03/2022)
- Một số chính sách có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2021 (24/03/2022)
- Những việc Đảng viên không được làm (24/03/2022)
- Giới thiệu Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (24/03/2022)
- Một số quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp (24/03/2022)
- Quy định mới về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (24/03/2022)
- Đang truy cập9
- Hôm nay2488
- Tổng lượt truy cập1.823.968
- pageHolder.getStart() - 0
- pageHolder.getNumberObjects() - 3
- numberArticle - 3
- numberRelation - 0